loading

Quy hoạch phát triển ngành sơn-mực in đến 2020, tầm nhìn 2030

Ngành công nghiệp sơn - mực in được thát triển theo hướng từng bước loại bỏ các công nghệ, thiết bị lạc hậu thay bằng các công nghệ, thiết bị tiên tiến, hạn chế sử dụng các nguyên liệu, hóa chất nguy hại tới môi trường sinh thái và sức khỏe con người, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt và giá trị cao.

Ngày 8 tháng 2 năm 2014, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1008/QĐ-BCT phê duyệt "Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sơn - mực in Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" (Quy hoạch).

Theo Quy hoạch, ngành công nghiệp sơn - mực in được thát triển theo hướng từng bước loại bỏ các công nghệ, thiết bị lạc hậu thay bằng các công nghệ, thiết bị tiên tiến, hạn chế sử dụng các nguyên liệu, hóa chất nguy hại tới môi trường sinh thái và sức khỏe con người, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt và giá trị cao. Tập trung đầu tư vào các nhóm sản phẩm có giá trị sử dụng cao, đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển sản xuất các loại nhựa tạo màng, bột màu, hóa chất, phụ gia cho ngành.

Để thực hiện Quy hoạch, việc các tổ chức khoa học - công nghệ, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động chuyển giao, tiếp nhận, làm chủ và ứng dụng công nghệ để sản xuất nguyên liệu sơn - mực in đặc biệt sơn - mực in chất lượng cao, chất phụ gia cho ngành công nghiệp sơn - mực in, các loại nhựa tạo màng, các loại bột màu trong nước chưa sản xuất được cũng như các hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu các sản phẩm sơn - mực in được khuyến khích. Nhà nước hỗ trợ phát triển một số doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực ngành công nghiệp sơn - mực in đủ mạnh để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, thân thiện với môi trường, xây dựng được thương hiệu có uy tín trên thị trường trong nước và trên thế giới. Các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kết hợp đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Ưu tiên đầu tư sản xuất nguyên liệu phục vụ cho ngành và sản xuất sơn - mực in dùng trong các lĩnh vực công nghệ cao.

Các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm, có chiến lược phát triển lâu dài để giữ vững và phát triển thị phần, nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, củng cố và phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm. Tham gia các chương trình xúc tiến thương mại ở trong nước cũng như ngoài nước.